Quy trình công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi cho bò thịt
THÔNG TIN CHUNG
1. Xuất xứ công nghệ: Từ kết quả dự án NTMN: “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt theo hướng chất lượng cao tại tỉnh Đăk Nông”.
2. Tính ưu việt của công nghệ: Dễ thực hiện, áp dụng được trên hệ thống thiết bị chế tạo trong nước.
3. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoại tỉnh.
4. Phương thức chuyển giao: Thỏa thuận.
5. Liên hệ: Trung tâm Thông tin, Kỹ thuật và Ứng dụng KHCN - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông; Đường Tô Hiến Thành, P. Nghĩa Tân, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; ĐT: 02613.704.228.
Chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi cho bò thịt
MÔ TẢ TÓM TẮT QUY TRÌNH
1. Quy trình công nghệ chế biến thân cây ngô sau thu hoạch
Phương pháp chế biến khô
Bước 1: Thu gom thân lá sau thu hoạch (chặt cách gốc 30-35 cm), vỏ bắp và lõi ngô.
Bước 2: Sơ chế:
- Với thân, lá ngô sau thu hoạch: Cắt thái đoạn thân còn lại thành 3-5 cm.
- Với bẹ, vỏ bắp: Bỏ lá khô vàng và nhặt sạch tạp chất; băm nhỏ.
- Với lõi bắp: Thái nhỏ 2-3cm
Bước 3: Chế biến và bảo quản: Phơi cho đến khi nguyên liệu đạt độ ẩm <10%, Sau đó, thu gom bột đã nghiền vào bao nilon hoặc bao xác rắn.
Phương pháp ủ chua cây ngô và phụ phẩm ngô sau thu hoạch bắp
Bước 1: Phơi héo ngô nhưng không nên phơi quá khô
Bước 2: Tỷ lệ nguyên liệu theo bảng sau:
Bước 3: chế biến:
Đập dập, băm nhỏ 3-5cm. Lần lượt nén chặt từng lớp dầy 15-20 cm. Sau đó, phủ kín hố ủ bằng lớp đất dầy 30-40 cm. Che phủ bằng nilon.
Bước 4: sử dụng: Thức ăn này được bảo quản cho gia súc ăn dần trong 6 tháng. Mỗi lần lấy thức ăn ra xong phải che phủ cẩn thận, tránh nước thấm vào hố ủ.
2. Quy trình chế biến rơm lúa
Ủ rơm với urê tỷ lệ: Cứ 100 kg rơm khô cần 4 kg urê và 80-100 lít nước (tỷ lệ 4% và nước so với rơm là 1/1).
Hố ủ, tốt nhất là làm bằng xi măng hoặc sử dụng hố ủ dùng cho thức ăn xanh hoặc ủ trong bao nilông dày.
Cách làm: Trải rơm theo các lớp dầy 20 cm. Cứ sau mỗi lớp, dùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm. Cuối cùng, dùng một tấm nilông phủ lên trên miệng hố, sao cho thật kín để không khí và nước mưa bên ngoài không lọt vào và khí amoniac bên trong không bay ra.
Sau khi ủ 7-10 ngày có thể lấy rơm ra cho gia súc nhai lại ăn. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu của từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố. Một con bò có thể ăn khoảng 10 kg mỗi ngày.